Từ năm 1959, ý tưởng cơ bản về công nghệ nano đã
được nhà vật lý học người Mỹ Richard Feynman đưa ra khi nói tới việc con người
có khả năng chế tạo ra các vật liệu có kích thước siêu nhỏ cỡ nguyên tử, phân
tử.
Đến năm 1974, thuật ngữ “Công nghệ nano” lần đầu
tiên được đưa ra bởi nhà khoa học người Nhật Bản Nario Taniguchi, thông qua
việc đề cập đến khả năng chế tạo cấu trúc vi hình của mạch vi điện tử.
Nhưng khó có thể nói thời điểm bắt đầu của công nghệ
nano có từ khi nào, bởi vì, chiếc cốc Lycurgus được chế tác trong thời La Mã cổ
đại cách đây khoảng 1700 năm đã có hiệu ứng đổi màu khi chiếu ánh sáng, do khi
chế tạo, thợ thủ công đã dát những phân tử vàng và bạc nhỏ xíu vào thủy tinh.
Các nhà nghiên cứu Anh đã kiểm định những mảnh cốc này bằng kính hiển vi và họ
thấy đường kính của mỗi phân tử kim loại nhỏ khoảng 50-100nm.
Ở thời kỳ Trung Cổ, các cửa sổ kính màu trong các
nhà thờ có chứa các hạt nano vàng, bạc với nhiều kích thước khác nhau, nên tạo
ra các hiệu ứng màu khác nhau từ cam, tím, đỏ đến xanh lục. Thêm nữa, Albert
Einstein trong luận án tiến sĩ của mình đã đề cập đến tính toán kích thước của
một phân tử đường cỡ 1nm. Xem xét một cách cơ bản, những thợ làm kính, thợ thủ
công và Einstein đều là những nhà khoa học nano.
Từ những năm 1980, hàng loạt các thiết bị phân tích
cấu trúc có khả năng phân tích đến kích thước nguyên và phân tử như kính hiển
vi đầu dò quét SPM hay STM đã giúp quan sát và hiểu rõ hơn về lĩnh vực nano.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã bắt đầu từ
những năm gần đây, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành
tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano. Thế
kỷ 21 cũng được cho là thế kỷ của vật liệu nano.
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa
thống nhất nào về công nghệ nano và vật liệu nano. Theo Cơ quan Hàng không vũ
trụ Hoa Kỳ - NASA thì “Công nghệ nano là công nghệ với hệ thống thiết bị có
chức năng chế tạo ra các vật liệu mà cấu trúc có kích thước khoảng từ 1 đến 100nm
và ứng dụng các đặc tính độc đáo của những sản phẩm này”. Website nano.gov của Mỹ thì đưa ra định nghĩa
“Công nghệ nano là công nghệ xử lý thông tin và kiểm soát vật chất ở các chiều
xấp xỉ từ 1 đến 100nm, nơi mà những hiện tượng khác thường xảy ra có khả năng
cho phép những ứng dụng mới lạ” hoặc “Công nghệ nano là ngành công nghệ liên
quan đến việc chế tạo thiết kế, phân tích cấu trúc và ứng dụng các cấu trúc,
thiết bị, hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên cấp độ
nanomet”.
Vậy, vật liệu nano là vật liệu trong đó ít nhất một
chiều có kích thước nanomet. Vì vật chất tồn tại ở ba trạng thái rắn, lỏng và
khí nên vật liệu nano cũng được xem xét ở các dạng rắn, lỏng, khí. Xét về hình
dạng, người ta phân vật liệu thành ba loại sau:
- Vật liệu nano ba chiều đều có kích thước nano, không
có chiều tự do nào cho điện tử, ví dụ: đám nano, hạt nano thuộc loại vật liệu
nano không chiều.
- Vật liệu nano hai chiều có kích thước nano, điện tử
được tự do trên một chiều còn lại, ví dụ: dây nano, ống nano thuộc loại vật
liệu nano một chiều.
- Vật liệu nano một chiều là vật liệu trong đó chỉ có
một chiều có kích thước nano, hai chiều tự do, ví dụ: màng mỏng thuộc loại vật
liệu nano hai chiều.
Ngoài ra còn có vật liệu có cấu trúc nano không
chiều, một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau hay chỉ có một phần của vật liệu
có kích thước nano như nanocomposite. Người ta cũng phân loại theo pha như: đơn
pha rắn, đa pha rắn và hệ đa pha hỗn hợp.
Cơ sở khoa học nghiên cứu công nghệ và vật liệu nano
là sự chuyển tiếp từ tính chất cổ điển đến tính chất lượng tử, khi kích thước
vật liệu ở trạng thái nano với các hiệu ứng đặc trưng:
- Các hiệu ứng lượng tử của vật liệu vĩ mô gồm rất
nhiều nguyên tử (1 hạt có thể tích 1µm3 có khoảng 1010-1012
nguyên tử) nên các hiệu ứng lượng tử không đáng kể nên có thể bỏ qua các thăng
giáng ngẫu nhiên. Nhưng cấu trúc nano có ít nguyên tử hơn các tính chất lượng
tử thể hiện rõ ràng hơn. Ví dụ một chấm lượng tử có thể được coi như một đại
nguyên tử, nó có các mức năng lượng giống như một nguyên tử.
- Hiệu ứng bề mặt của vật liệu có kích thước nano tạo
nên do số nguyên tử nằm trên bề mặt chiếm tỉ lệ đáng kể so với tổng số nguyên
tử. Chính vì vậy các hiệu ứng có liên quan đến bề mặt, gọi tắt là hiệu ứng bề
mặt sẽ trở nên quan trọng làm cho tính chất của vật liệu có kích thước nanomet
khác biệt so với vật liệu ở dạng khối. Ví dụ số nguyên tử bạc trong một đơn vị
thể tích:
Kích thước hạt nano bạc (nm)
|
Số nguyên tử có trong hạt nano
|
1
|
31
|
5
|
3.900
|
20
|
250.000
|