Khoa học và công nghệ nano là một trong những thuật ngữ được sử
dụng rộng rãi nhất trong khoa học vật liệu ngày nay là do đối tượng của chúng
là vật liệu nano có những tính chất kì lạ khác hẳn với các tính chất của vật
liệu khối mà người ta nghiên cứu trước đó [1]. Sự khác biệt về tính chất của
vật liệu nano so với vật liệu khối bắt nguồn từ hai hiện tượng sau đây:
1. Hiệu ứng bề mặt
Khi vật liệu có kích thước nhỏ thì tỉ số giữa số nguyên tử trên bề
mặt và tổng số nguyên tử của vật liệu gia tăng. Ví dụ, xét vật liệu tạo thành
từ các hạt nano hình cầu. Nếu gọi ns
là số nguyên tử nằm trên bề mặt, n là tổng số nguyên tử thì mối liên hệ
giữa hai con số trên sẽ là ns
= 4n2/3. Tỉ số giữa số nguyên tử trên bề mặt và tổng số nguyên tử sẽ là f = ns/n = 4/n1/3 = 4r0/r, trong đó r0 là bán kính của nguyên tử và r là bán kính của hạt nano. Như vậy, nếu
kích thước của vật liệu giảm (r giảm)
thì tỉ số f tăng lên. Do nguyên tử trên bề mặt có
nhiều tính chất khác biệt so với tính chất của các nguyên tử ở bên trong lòng
vật liệu nên khi kích thước vật liệu giảm đi thì hiệu ứng có liên quan đến các
nguyên tử bề mặt, hay còn gọi là hiệu ứng bề mặt tăng lên do tỉ số f tăng. Khi kích thước của vật liệu giảm
đến nm thì giá trị f này tăng lên đáng kể. Sự thay đổi về
tính chất có liên quan đến hiệu ứng bề mặt không có tính đột biến theo sự thay
đổi về kích thước vì f tỉ lệ nghịch với r theo một hàm liên tục. Chúng ta cần
lưu ý đặc điểm này trong nghiên cứu và ứng dụng. Khác với hiệu ứng thứ hai mà
ta sẽ đề cập đến sau, hiệu ứng bề mặt luôn có tác dụng với tất cả các giá trị
của kích thước, hạt càng bé thì hiệu ứng càng lớn và ngược lại. Ở đây không có
giới hạn nào cả, ngay cả vật liệu khối truyền thống cũng có hiệu ứng bề mặt,
chỉ có điều hiệu ứng này nhỏ thường bị bỏ qua. Vì vậy, việc ứng dụng hiệu ứng
bề mặt của vật liệu nano tương đối dễ dàng. Bảng 1 cho biết một số giá trị điển
hình của hạt nano hình cầu. Với một hạt nano có đường kính 5 nm thì số nguyên
tử mà hạt đó chứa là 4.000 nguyên tử, tí số f là 40 %, năng lượng bề mặt là 8,16×1011 và tỉ số năng lượng bề mặt trên năng
lượng toàn phần là 82,2%. Tuy nhiên, các giá trị vật lí giảm đi một nửa khi
kích thước của hạt nano tăng gấp hai lần lên 10 nm.
Bảng 1: Số nguyên tử và năng lượng bề mặt
của hạt nano hình cầu
Đường kính hạt nano (nm)
|
Số nguyên tử
|
Tỉ số nguyên tử trên bề mặt (%)
|
Năng lượng bề mặt (erg/mol)
|
Năng lượng bề mặt/Năng lượng tổng (%)
|
10
|
30.000
|
20
|
4,08×1011
|
7,6
|
5
|
4.000
|
40
|
8,16×1011
|
14,3
|
2
|
250
|
80
|
2,04×1012
|
35,3
|
1
|
30
|
90
|
9,23×1012
|
82,2
|
2. Hiệu ứng kích thước
Khác với hiệu ứng bề mặt, hiệu ứng kích thước của vật liệu nano đã
làm cho vật liệu này trở nên kì lạ hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống.
Đối với một vật liệu, mỗi một tính chất của vật liệu này đều có một độ dài đặc
trưng. Độ dài đặc trưng của rất nhiều các tính chất của vật liệu đều rơi vào
kích thước nm. Chính điều này đã làm nên cái tên "vật liệu nano"
mà ta thường nghe đến ngày nay. Ở vật liệu khối, kích thước vật liệu lớn hơn
nhiều lần độ dài đặc trưng này dẫn đến các tính chất vật lí đã biết. Nhưng khi
kích thước của vật liệu có thể so sánh được với độ dài đặc trưng đó thì tính
chất có liên quan đến độ dài đặc trưng bị thay đổi đột ngột, khác hẳn so với
tính chất đã biết trước đó. Ở đây không có sự chuyển tiếp một cách liên tục về
tính chất khi đi từ vật liệu khối đến vật liệu nano. Chính vì vậy, khi nói đến
vật liệu nano, chúng ta phải nhắc đến tính chất đi kèm của vật liệu đó. Cùng
một vật liệu, cùng một kích thước, khi xem xét tính chất này thì thấy khác lạ
so với vật liệu khối nhưng cũng có thể xem xét tính chất khác thì lại không có
gì khác biệt cả. Tuy nhiên, hiệu ứng bề mặt luôn luôn thể hiện dù ở bất cứ kích
thước nào. Ví dụ, đối với kim loại, quãng đường tự do trung bình của điện tử có
giá trị vài chục nm. Khi chúng ta cho dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại,
nếu kích thước của dây rất lớn so với quãng đường tự do trung bình của điện tử
trong kim loại này thì chúng ta sẽ có định luật Ohm cho dây dẫn. Định luật cho
thấy sự tỉ lệ tuyến tính của dòng và thế đặt ở hai đầu sợi dây. Bây giờ chúng
ta thu nhỏ kích thước của sợi dây cho đến khi nhỏ hơn độ dài quãng đường tự do
trung bình của điện tử trong kim loại thì sự tỉ lệ
liên tục giữa dòng và thế không còn nữa mà tỉ lệ gián đoạn với một lượng tử độ
dẫn là e2/ħ, trong đó e là điện tích của điện tử, ħ là hằng số Planck. Lúc này
hiệu ứng lượng tử xuất hiện. Có rất nhiều tính chất bị thay đổi giống như độ
dẫn, tức là bị lượng tử hóa do kích thước giảm đi. Hiện tượng này được gọi là
hiệu ứng chuyển tiếp cổ điển-lượng tử trong các vật liệu nano do việc giam hãm
các vật thể trong một không gian hẹp mang lại (giam hãm lượng tử). Bảng 2 cho
thấy giá trị độ dài đặc trưng của một số tính chất của vật liệu [2].
Bảng 2: Độ dài đặc trưng của một số tính
chất của vật liệu
Tính chất
|
Thông số
|
Độ dài đặc trưng (nm)
|
Điện
|
Bước sóng
của điện tử
Quãng đường
tự do trung bình không đàn hồi
Hiệu ứng
đường ngầm
|
10-100
1-100
1-10
|
Từ
|
Vách đô men,
tương tác trao đổi
Quãng đường
tán xạ spin
Giới hạn
siêu thuận từ
|
10-100
1-100
5-100
|
Quang
|
Hố lượng tử
(bán kính Bohr)
Độ dài suy
giảm
Độ sâu bề
mặt kim loại
Hấp thụ
Plasmon bề mặt
|
1-100
10-100
10-100
10-500
|
Siêu dẫn
|
Độ dài liên
kết cặp Cooper
Độ thẩm thấu
Meisner
|
0.1-100
1-100
|
Cơ
|
Tương tác
bất định xứ
Biên hạt
Bán kính
khởi động đứt vỡ
Sai hỏng mầm
Độ nhăn bề
mặt
|
1-1000
1-10
1-100
0.1-10
1-10
|
Xúc tác
|
Hình học
topo bề mặt
|
1-10
|
Siêu phân
tử
|
Độ dài Kuhn
Cấu trúc nhị
cấp
Cấu trúc tam cấp
|
1-100
1-10
10-1000
|
Miễn dịch
|
Nhận biết
phân tử
|
1-10
|
Tài liệu tham khảo
[1] L. M.
Liz-Marzán, Materials Today (2004) 26.
[2] Murday, J. S., AMPTIAC Newsletter 6 (2002) 5.
Công nghệ Nano bạc,
Dung dịch nano bạc,
nano bạc,
Nano-Ag,
Nguyên cứu và ứng dụng nano bạc,
Sản phẩm nano bạc,
tin-tuc,
[2] Murday, J. S., AMPTIAC Newsletter 6 (2002) 5.