Tác dụng của ion bạc lên tế bào động vật cấp cao luôn được quan tâm đặc biệt. Người ta phát hiện ra rằng khi ủ các tế bào não của chuột và các tế bào vi sinh vật vào dung dịch có ion bạc hình thái của hồng cầu và bạch cầu hoàn toàn không thay đổi, trong khi các tế bào vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn. Các tế bào chuột dưới tác động của ion bạc chuyển thành dạng hình cầu nhưng không bị phá hủy và thành của tế bào giữ nguyên dạng. Các tế bào não chuột này sau đó sinh sản bình thường và cấu trúc tế bào cũng như khả năng sinh sản vẫn được giữ nguyên.
Tổ chức Y tế thế giới [Silver safety data. http://eng.nano composite.net zboard/ June 2006] đã xác định liều lượng bạc tối đa không gây ảnh hưởng đối với sức khỏe con người là 10g (nếu quá trình hấp thụ diễn ra trong suốt cuộc đời). Nghĩa là, nếu một người trong toàn bộ cuộc đời của mình (70 tuổi) ăn và uống vào 10g bạc, đảm bảo không có vấn đề gì về sức khỏe. Trên cơ sở đó EPA của Mỹ đã xác lập tiêu chuẩn tối đa cho phép của bạc trong nước uống của Mỹ là 0.1mg/lít, trong khi Cộng đồng châu Âu áp dụng tiêu chuẩn tối đa cho phép là 0.01mg/lít và tại LB Nga là 0.05mg/lít.
Nhằm đánh giá độc tính của bạc, năm 1991 EPA của Mỹ đưa ra khái niệm liều chuẩn RfD (reference dose - là lượng bạc được phép hấp thụ mỗi ngày mà không tác động xấu cho sức khỏe trong suốt cuộc đời). Liều chuẩn được EPA chấp nhận là 5 mg/kg/ngày. Như vậy, một người có trọng lượng 70kg được phép tiếp nhận vào người tối đa 350 mg bạc mỗi ngày. Nồng độ bạc tối đa cho phép trong nước uống của Mỹ là 100 mg/lít (EPA 1991). Nếu mỗi ngày uống 2 lít nước thì con người nhận vào 200 mg bạc, các loại thực phẩm ăn vào mỗi ngày chiếm trung bình 90 mg và phần còn lại dành cho các trường hợp khác là không quá 60 mg.
Bạc là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự hoạt động của các tuyến nội tiết, não và gan, tuy nhiên với nồng độ cho phép không được vượt quá 0.05mg/lít dịch cơ thể. Theo số liệu của tác giả [Вайнар А. И. Биологическая роль микроэлементов в организме животных и человека. М. Медиздат., 1960], khẩu phần cho người mỗi ngày trung bình 80mg ion bạc. Tổng hàm lượng bạc trong cơ thể người và động vật được xác định là 0.2mg/kg trọng lượng khô, trong đó não, các tuyến nội tiết, gan, thận và xương chứa hàm lượng cao nhẩt. Khi có mặt ion bạc cường độ phosphoryl hóa ôxy hóa trong các ty thể não cũng như hàm lượng axit nucleic tăng lên đáng kể giúp cải thiện chức năng não. Khi ngâm các mô khác nhau vào dung dịch sinh lý có nồng độ ion bạc 0.001mg/lít mức độ hấp thụ oxy của mô não tăng 24%, cơ tim - 20%, gan - 36%, thận - 25%. Nhưng nếu tăng nồng độ Ag+ lên 0.01mg/lít thì mức độ hấp thụ ôxy của các mô đó giảm xuống rõ ràng. Điều đó chứng tỏ các ion bạc đã tham gia vào việc điều chỉnh quá trình trao đổi năng lượng.
Bạc là thành phần không thể thiếu được của mô người: tồn tại với số lượng lớn trong não, trong nhân tế bào thần kinh, trong các hạch của hệ nội tiết, trong võng mạc mắt và trong xương.
· Bạc không tạo ra các hợp chất độc hại trong cơ thể
· Không gây ra các biến đổi bệnh lý
· Không cho phép vi khuẩn thích nghi.
Các dung dịch nano bạc, là tác nhân hỗ trợ hệ miễn dịch, đã được xác nhận là có thể sử dụng hàng ngày một cách an toàn, không độc hại và không tạo phản ứng phụ nếu tuân theo chỉ định. Hàng trăm thí nghiệm đã được thực hiện trên các dung dịch nano bạc tại Mỹ cũng như tại các phòng thí nghiệm và trường Đại học nổi tiếng trên thế giới. Kết quả thu được khẳng định rằng nano bạc cực kỳ hiệu quả trong việc tiêu diệt các loài vi khuẩn, virut và bào tử nẩm, nhưng không độc hại đối với tế bào cơ thể.
Mới đây các nhà nghiên cứu của Ấn Độ cho biết họ đã tìm ra chất thay thế aspirin và các chất chống tập hợp khác từng được sử dụng rộng rãi trong việc phòng ngừa sự hình thành huyết khối ở những người mắc các bệnh tim mạch và não mạch. Đó là nano bạc. Bằng thực nghiệm các tác giả đã chứng minh rằng nano bạc giữ các tế bào máu hình tấm dẹt (platelet) ở trạng thái không hoạt động và cho thấy khi đưa một lượng nhỏ dung dịch nano bạc vào máu của chuột, sự hình thành huyết khối giảm 40% mà không gây ra bất kỳ hiệu ứng phụ nào.
Các nghiên cứu của Elechiguera đưa ra kết luận rằng các hạt nano bạc có kích thước ≤ 10 nm có khoảng cách tâm-đến-tâm giữa chúng trùng với khoảng cách giữa các đỉnh nhô (knobs) của phân tử glycoprotein (gp120) có chứa các nhóm sunphohydryl trên bề mặt con virut HIV. Chính các đỉnh chóp mang điện tích âm này sẽ gắn kết với các hạt nano bạc có khoảng cách tâm-đến-tâm tương đương. Nhờ tương tác đó nano bạc có thể cản trở virut HIV tiếp cận với tế bào chủ qua thụ quan CD4, mà các tác giả đã chứng minh được bằng thí nghiệm in vitro.
Công nghệ Nano bạc,
Dung dịch nano bạc,
nano bạc,
Nano-Ag,
nguyen-cuu-va-ung-dung,
Sản phẩm nano bạc