DUNG DỊCH NANO BẠC PK500: SÁT KHUẨN KHÔNG ĐỐI THỦ

CHUYÊN CUNG CẤP DUNG DỊCH NANO BẠC VÀ TƯ VẤN, HỢP TÁC, CHUYỂN GIAO CÁC SẢN PHẨM VỀ NANO BẠC

DUNG DỊCH NANO BẠC PK500: SÁT KHUẨN KHÔNG ĐỐI THỦ

CHUYÊN CUNG CẤP DUNG DỊCH NANO BẠC VÀ TƯ VẤN, HỢP TÁC, CHUYỂN GIAO CÁC SẢN PHẨM VỀ NANO BẠC

DUNG DỊCH NANO BẠC PK500: SÁT KHUẨN KHÔNG ĐỐI THỦ

CHUYÊN CUNG CẤP DUNG DỊCH NANO BẠC VÀ TƯ VẤN, HỢP TÁC, CHUYỂN GIAO CÁC SẢN PHẨM VỀ NANO BẠC

DUNG DỊCH NANO BẠC PK500: SÁT KHUẨN KHÔNG ĐỐI THỦ

CHUYÊN CUNG CẤP DUNG DỊCH NANO BẠC VÀ TƯ VẤN, HỢP TÁC, CHUYỂN GIAO CÁC SẢN PHẨM VỀ NANO BẠC

DUNG DỊCH NANO BẠC PK500: SÁT KHUẨN KHÔNG ĐỐI THỦ

CHUYÊN CUNG CẤP DUNG DỊCH NANO BẠC VÀ TƯ VẤN, HỢP TÁC, CHUYỂN GIAO CÁC SẢN PHẨM VỀ NANO BẠC

DUNG DỊCH NANO BẠC PK500: SÁT KHUẨN KHÔNG ĐỐI THỦ

CHUYÊN CUNG CẤP DUNG DỊCH NANO BẠC VÀ TƯ VẤN, HỢP TÁC, CHUYỂN GIAO CÁC SẢN PHẨM VỀ NANO BẠC

Nano bạc - Sản phẩm thời thượng


BẠC - DŨNG SỸ DIỆT MẦM BỆNH TOÀN DIỆN


Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, trong nền y học dân gian Đông Tây. Bạc từ lâu rồi đã là một loại dược liệu kỳ lạ đến bí ẩn, và giờ đây bạc vẫn là đối tượng tranh cãi giữa ủng hộ và bài bác.


Bạc đã được con người phát hiện ra từ thời nguyên thủy xa xưa. Bạc cũng tồn tại ở dạng khối trong thiên nhiên. Bề ngoài bạc sáng trắng, lấp lánh huyền ảo như ánh trăng.


Xưa nay, trong nhân dân ta, bạc được coi là có tác dụng phòng và chữa bệnh. Có lẽ chẳng ai không biết cách “cạo gió”, dùng đồng tiền bằng bạc (hoặc bất cứ vật gì bằng bạc) để chữa cảm cúm, đau đầu, mệt mỏi. Trẻ em thường được đeo vòng bạc ở cổ tay, cổ chân hoặc dây chuyền, hoa tai để phòng bệnh, thường gọi là để “kỵ gió”. Nhiều nơi ở nước ta có tục lệ đào giếng lấy nước, trước khi sử dụng, thường ném xuống giếng một đồng bạc nho nhỏ để cúng Thần giếng, phải chăng cũng từ ý nghĩa khử độc cho nước sẽ sử dụng sau này. Người ta còn kể, xưa kia vua chúa thường dùng đũa bằng bạc để đề phòng ngộ độc và thử độc.


Trong các sách đạo Phật Ấn Độ cách đây hơn 2.500 năm có đoạn viết: “Người ta khử độc nước uống bằng cách nhúng vào đó một thỏi bạc nung đỏ”.


Trong y học cổ phương Đông, việc dùng bạc chữa bệnh có từ rất sớm. Trong cuốn “Chí chân yếu đại luận” nói: “Bạc chi kiếp chi” là bạc bức bách bệnh tà phải ra ngoài. Phần lớn các viên thuốc hoàn đều có lớp áo bằng vết bạc để bảo quản thuốc từ năm này qua năm khác vẫn bảo đảm chất lượng.


Ở phương Tây, việc sử dụng bạc với tư cách một chất sát trùng đã có quá trình lịch sử hàng nghìn năm, được ghi nhận trong lịch sử y học của họ. Sử gia Hy Lạp Herodotus ghi chép: vua Ba Tư là Syrus uống nước bất cứ con sông nào trên đất nước mình nếu được đựng trong bình bằng bạc, và mỗi khi ông đi đâu, bao giờ cũng có một xe đi kèm chứa nước sông đựng trong những bình bạc ấy.


Sử còn ghi: Năm 327 trước Công nguyên, quân Hy Lạp dưới sự chỉ huy của Alexandre xứ Macedona tràn đến biên giới Ấn Độ, tưởng như không có sức mạnh nào có thể chặn đứng nổi. Đột nhiên quân lính Hy Lạp phát bệnh tiêu chảy nặng, chỉ trong mấy ngày, đội quân lính bách chiến ấy suy sụp hoàn toàn, buộc quân Hy Lạp phải rút về. Một điều kì lạ là, hàng ngũ sĩ quan của họ bị bệnh rất nhẹ, mặc dù họ cùng ăn và chia sẻ với binh sĩ những nỗi vất vả, khổ cực trong suốt năm tháng chinh chiến.

Suốt mấy chục thế kỉ trôi qua mà các nhà khoa học vẫn cố công tìm nguyên nhân của điều kỳ lạ này và phát hiện ra nguyên nhân nằm ở chỗ, quân lính Hy Lạp đã uống nước trong những chiếc cốc bằng thiếc, còn các sĩ quan thì uống nước trong các bình bằng bạc. Và từ đó, các “lương y” phương Tây cho rằng, bạc có tính sát trùng rất cao. Khi hòa tan trong nước, nó giết những vi trùng gây bệnh. Các nhà khoa học sau này cho biết, để khử trùng một lít nước, chỉ cần vài phần tỉ gam bạc.

Chính Hyppocrate, người được coi là cha đẻ của y học phương Tây, đã dùng bạc để chữa bệnh và khuyên nên dùng bạc như chất sát trùng, ông đã viết rằng bạc có tính chất ngăn ngừa và chống lại một số loại bệnh, và người Phoenician cổ xưa đã biết dùng những bình bạc để chứa nước, rượu và dấm nhằm bảo quản chúng lâu hỏng.





Vào thế kỷ 14, một đợt dịch hạch đã cướp đi sinh mạng của 1/4 châu Âu, những người giàu có đổ xô đi mua bát đĩa bạc dùng trong việc ăn uống và việc làm đó tỏ ra rất có tác dụng trong đợt dịch hạch lớn này. Thậm chí ở châu Âu, tác dụng của bạc đến sức khoẻ đã đi vào thành ngữ. Người Anh gọi một đứa trẻ khoẻ mạnh, béo tốt là “He was born with a silver spoon in his mouth(Thằng bé được sinh ra với chiếc thìa bạc trong miệng) và có tục lệ đến mừng các gia đình sinh con bằng chiếc thìa bạc để cháu nhỏ ăn bột. Cho tới nay, ở nông thôn, người ta vẫn có niềm tin (và có lẽ qua trải nghiệm thực tế) rằng bạc giúp bảo quản thực phẩm khỏi sự nhiễm khuẩn. Một gia đình nông dân ở Slovakia có một chiếc xô tráng bạc để vắt sữa bò dùng trong nhà và họ bảo trước khi sắm được tủ lạnh, gần như gia đình nào cũng có. Nước đựng trong lọ bằng bạc được dùng để nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh.







Đầu thế kỷ 20, trên cơ sở kinh nghiệm dân gian, người ta làm ra bạc keo và cho rằng dưới dạng này, bạc phát huy hiệu quả nhiều hơn cả, tuy nhiên giá thành vẫn rất cao. Không như trước đây quan niệm bạc là thứ chữa bách bệnh (“all-cure” remedy) mà chỉ coi là một chất kháng sinh hiệu quả. Hãy nhớ rằng, bạc hoà tan bằng điện phân được dùng để sát trùng cho nước uống dùng trên Trạm vũ trụ MIR và Trạm không gian quốc tế ISS. Nồng độ bạc trong nước uống của các nhà du hành vũ trụ là 0,5mg/l tương đương 0,5ppm (trích dẫn theo Wikipedia: Spacespace water exposure guidelines for selected contaminants, Vol.11). Vai trò của bạc chỉ ngừng lại khi ngành hoá học hữu cơ và vi sinh có những tiến bộ vượt bậc, tổng hợp được penixilin và sulfanilamid rẻ hơn rất nhiều và hiệu quả được kiểm tra bằng các phương pháp khoa học hiện đại.


Từ đó, bạc trở thành một chất được dùng trong “y học cổ truyền”, “y học dân gian”, “y học thay thế” và nó mang những đặc điểm chung của phân ngành này, đơn thuần là tính kinh nghiệm mà không có điều kiện chứng minh dựa trên cơ sở khoa học và các thiết bị chính xác. Vào những năm 1990, bạc keo vẫn được bán và sử dụng hợp pháp, song các nhà kinh doanh đưa ra những quảng cáo quá mức của nó, ví dụ nói nó có thể chữa được những bệnh nan y như tiểu đường, ung thư, HIV/AIDS... Những nghiên cứu về bạc chỉ được thực hiện lẻ tẻ, mang tính cá nhân và không có hệ thống, không được đầu tư, nhất là ở những nước khoa học rất hiện đại, nhằm vào những phát hiện mới.





Thuốc kháng sinh có thể được dùng để tiêu diệt các mầm bệnh nhưng mỗi loại thuốc kháng sinh chỉ diệt được vài loại nấm, vi khuẩn hay vi rút. Vi khuẩn và vi rút đang ngày càng trở nên kháng lại các điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhưng các ion bạc tiêu diệt tất cả các bệnh nhiễm nấm, vi khuẩn và vi rút, kể cả các chủng kháng kháng sinh. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, vi khuẩn không thể phát triển bất kỳ khả năng miễn dịch nào đối với bạc. Bạc xuất hiện một cách tự nhiên, không độc, không dị ứng, không tích tụ và vô hại đối với cả động vật hoang dã và môi trường.




Tại Mỹ, trong khi nghiên cứu về tái sinh các chi, dây chằng cột sống vào cuối những năm 1970, bác sĩ Robert O. Becker phát hiện ion bạc thúc đẩy việc phát triển xương và diệt trùng xung quanh vết thương. Tháng 3/1978, trên tờ Tạp chí Y học chính thống có bài “Người chiến sĩ mạnh nhất của chúng ta” đã viết: “Nhờ những nghiên cứu bằng mắt thường, bạc nổi lên như một điều kỳ lạ của y học hiện đại. Một chất kháng sinh tổng hợp hiện nay có thể tiêu diệt nửa tá sinh vật gây bệnh, thì bạc diệt được khoảng 650 loại. Những dòng virut bướng bỉnh nếu không bị tiêu diệt thì cũng không phát triển được. Hơn nữa, bạc không độc”. Bài báo kết thúc bằng lời bác sĩ Harry Margraf, nhà sinh hoá học và nhà nghiên cứu tiên phong về bạc, Chủ nhiệm Khoa Giải phẫu, Trường ĐH Washington những năm 1970, “Bạc là một dũng sĩ diệt mầm bệnh toàn diện mà chúng ta có”.


Khoảng hai chục năm gần đây, khi công nghệ nano ra đời, bạc với tư cách một chất kháng khuẩn hiệu quả xuất hiện trên thị trường dưới dạng một sản phẩm thời thượng và dường như không ai phản đối. Đó là bạc nano (nano-silver hoặc silver-nano).



by: nanophuckhang.com

Nano bạc PK500 ứng dụng trong bảo quản nông sản

Dung dịch nano bạc PK500 được ứng dụng trong bảo quản nông sản: Các loại rau củ quả sau thu hoạch được  ngâm, phun phủ dung dịch nano bạc sẽ được sạch vi khuẩn và nấm bám trên sản phẩm nhờ vậy mà rau củ quả được gia tăng được chất lượng và hạn sử dụng.

--> Sản phẩm:

1. Dung dịch ngâm, rửa rau củ quả: Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

2. Dung dịch xử lý bảo quản nông sản sau thu hoạch (hoa, rau, củ, quả)Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. 



Nano bạc PK500 ứng dụng trong trồng trọt

Dung dịch nano bạc PK500 được ứng dụng trong trồng trọt với mục đích diệt các loại vi khuẩn, nấm gây hại cho cây trồng. 

Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

Sản phẩm:
1. Dung dịch xịt, phun cây trồng Nano-Ag: Cần tìm đại lý phân phối, truy cập vào website: http://sanphamnanobac.com

2. Dung dịch giữ hoa tươi lâu Nano-Ag: Cần tìm đại lý phân phối, truy cập vào website: http://sanphamnanobac.com


Nano bạc PK500 ứng dụng trong chăn nuôi

Dung dịch nano bạc PK500 được ứng dụng trong chăn nuôi công nghiệp: tạo ra các sản phẩm dạng dung dịch, gel, kem để làm sạch môi trường, vật dụng trong chăn nuôi, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, chữa lành vết thương cho động vật,...

Sản phẩm:

1. Dung dịch xử lý khuẩn bệnh trong chuồng trại chăn nuôi: Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

2. Dung dịch xử lý hồ tôm cá: Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

3. Các sản phẩm liên quan tới rửa, bôi xử lý các vết thương, vết loét cho động vật: Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

4. Dung dịch xử lý nước bể cá Nano-Ag: Cần tìm đối tác hợp tác kinh doanh, đại lý, truy cập vào trang: http://sanphamnanobac.com

5. Dung dịch xử lý nước bể bơi Nano-Ag: Cần tìm đối tác hợp tác kinh doanh, đại lý,  truy cập vào website: http://sanphamnanobac.com



Nano bạc PK500 ứng dụng trong Công nghệ dệt, may mặc

Dung dịch nano bạc PK500 được ứng dụng trong ngành công nghiệp dệt và quần áo: Nhằm tạo ra các loại vải, khăn, tất,... có tính năng tự khử trùng bằng cách cố định các hạt nano bạc vào trong vải, khăn, tất,... 

Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.



Nano bạc PK500 ứng dụng trong mỹ phẩm

Dung dịch nano bạc PK500 được ứng dụng trong công nghiệp mỹ phẩm: sử dụng làm hoạt chất khử trùng, khử mùi, kháng khuẩn, kháng nấm, làm lành vết thương hở, vết loét do mụn nhọt, hạn chế sự hình thành của sẹo, sẹo lồi ứng dụng cho các sản phẩm ở dạng dung dịch, gel, kem (như bổ sung vào các dạng sữa rửa mặt, sữa tắm, rửa tay, dầu gội trị gàu, trị nấm, dung dịch vệ sinh, nước súc miệng, kem trị mụn,...). 

Cung cấp dung dịch nano bạc PK500


1. Xịt khử trùng, khử mùi mũ bảo hiểm Nano-Ag: Cần tìm đại lý phân phối, truy cập vào Website:  http://sanphamnanobac.com

2. Xịt trử trùng, khử mùi giày dép Nano-Ag: Cần tìm đại lý phân phối, truy cập vào Website:  http://sanphamnanobac.com


Nano bạc PK500 ứng dụng trong y tế

Dung dịch Nano bạc PK500 ứng dụng trong y tế: để tạo ra các sản phẩm có tính năng khử trùng, khử mùi, diệt vi khuẩn, diệt nấm, diệt virut, làm lành nhanh các vết thương hở, vết loét ở dạng dung dịch, gel, kem, dạng bông băng gạc. Kết quả là rút ngắn thời gian liền sẹo, ít để lại sẹo, nano bạc có khả năng kháng khuẩn, kháng virut cao trong điều trị tại chỗ các tổn thương. 

Sản phẩm:

1. Băng gạc nano bạc: Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

2. Dung dịch rửa vết thương nano bạc: Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

3. Dung dịch rửa tay nano bạc: Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

4. Kem nano bạc: Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

5. Dung dịch khử trùng vật dụng y tế, quần áo,...: Cung cấp dung dịch nano bạc PK500. Đang tìm đối tác hợp tác kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.
...



Nano bạc PK500 ứng dụng khử trùng, khử mùi

Dung dịch Nano bạc PK500 dùng để sản xuất ra các dạng dung dịch, gel để khử trùng, khử mùi môi trường, vật dụng,... ở những nơi công cộng, trên cơ thể và trong sinh hoạt gia đình. 

Hiện tại, Chúng tôi đang có sản phẩm Ngâm rửa đồ chơi an toàn cho bé Nano-Ag: Truy cập vào website: http://sanphamnanobac.com. Cần tìm đại lý phân phối.


Kết quả kiểm nghiệm vi sinh Dung dịch Nano bạc PK10 - Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh

Dung dịch nano bạc PK500 được sử dụng cho mục đích khử trùng, khử mùi. Nano bạc có khả năng diệt trên 650 loài vi khuẩn, virut và nấm mốc, kể cả các vi khuẩn kháng thuốc do chúng không có khả năng đề kháng chống lại tác dụng của nano bạc. 


THÔNG TIN VỀ VI KHUẨN THỬ NGHIỆM VỚI NANO BẠC
STT
Tên vi khuẩn
Đặc tính của vi khuẩn
1.      
Salmonella Typhi
Vi khuẩn gây nhiễm trùng toàn thân và sốt thương hàn.
2.      
Staphylococcus Aureus
Tụ cầu vàng là một loài tụ cầu khuẩn Gram dương kỵ khí tỳ nghi, nguyên nhân thông thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các loài tụ cầu, được tìm thấy ở cả mũi và da.
3.      
Escherichia Coli
Vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và cả động vật có vú). E. coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường được sử dụng làm sinh vật mô hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn.
4.      
Pseudomonas Aeruginosa
Trực khuẩn mủ xanh, Gram âm, hiếu khí hình que là một vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người. Nó được tìm thấy trong đất, nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo trên khắp thế giới. Triệu chứng chung của việc lây nhiễm thông thường là gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng huyết.
5.      
Bacillus Subtilis
Trực khuẩn cỏ khô Gram dương, hình que, chúng có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại trong trạng thái “ngủ đông” trong thời gian dài. B. subtilis là một sinh vật hiếu khí sống ký sinh có bào tử có thể sống sót trong độ nóng cùng cực thường thấy khi nấu ăn. Vi khuẩn này làm hỏng thức ăn, gây ra vị chua nặng, bị ôi.
6.      
Candida Albicans
Nấm viêm mạc, nấm miệng là một tình trạng mà trong đó các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng. Gây tổn thương răng miệng, thường là trên lưỡi hoặc má trong. Đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng. Nấm thường xuất hiện ở vùng âm đạo.
7.      
Vibrio Cholerae
Gram âm, còn gọi là vi khuẩn tả, gây bệnh tả thường lây lan qua nước bị ô nhiễm. Bệnh tả là nguyên nhân tiêu chảy nặng và mất nước. Tình trạng nặng không được điều trị, bệnh tả có thể gây tử vong trong vài giờ.
8.      
Mycobacterium tuberculosis
Là một loài vi khuẩn gây bệnh trong chi Mycobacterium và là tác nhân gây bệnh của hầu hết các ca bệnh lao. Loài này không được phân loại gram dương hay âm vì chúng không có đặc tính hóa học này, mặc dù thành tế bào có chứa peptidoglycan, nó có thành tế bào bất thường, giàu chất béo. Đây là vi khuẩn hiếu khí và đòi hỏi mức độ cao của oxy. Trực khuẩn lao có hình dạng giống que nhỏ có thể chịu đựng được chất sát khuẩn yếu và sống sót trong trạng thái khô trong nhiều tuần và chỉ có thể phát triển ký sinh trong sinh vật chủ. M .tuberculosis phân chia sau mỗi 15-20 giờ, rất chậm so với các vi khuẩn khác có thời gian phân chia tính bằng phút (E. coli) có thể phân chia khoảng mỗi 20 phút).


Kết quả kiểm nghiệm khả năng diệt một số vi khuẩn điển hình (gồm cả vi khuẩn gram âm, gram dương), vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis), nấm của dung dịch Nano bạc PK10 (hàm lượng nano bạc 10mg/lít):





Cơ chế diệt khuẩn của nano bạc (phần 2)

          Theo một số nhà khoa học Nga, hiện nay có nhiều lý thuyết về cơ chế tác dụng diệt vi khuẩn của nano bạc đã được đề xuất, trong đó lý thuyết hấp phụ được nhiều người chấp nhận hơn cả. Bản chất của thuyết này là ở chỗ tế bào vi khuẩn bị vô hiệu hóa là do kết quả của quá trình tương tác tĩnh điện giữa bề mặt mang điện tích âm của tế bào và ion Agđược hấp phụ lên đó, các ion này sau đó xâm nhập vào bên trong tế bào vi khuẩn và vô hiệu hóa chúng.
Cho đến nay, những gì liên quan đến cơ chế tác động của nano bạc lên tế bào vi sinh vật, mới chỉ có một quan điểm được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận. Đó là khả năng diệt khuẩn của hạt nano bạc là kết quả của quá trình biến đổi các nguyên tử bạc kim loại trên bề mặt hạt nano bạc thành các ion Ag+ tự do và các ion tự do này sau đó tác dụng lên vi khuẩn.
Tóm lại, các nhà khoa học đã đề xuất một số giả thiết về cơ chế khử trùng của nano bạc như sau: 
 - Cơ chế của quá trình ôxy hóa nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn hoặc quá trình phá hủy nguyên sinh chất bởi ôxy hòa tan trong nước với vai trò xúc tác của bạc;
- Cơ chế của các quá trình vô hiệu hóa enzym có chứa các nhóm –SH và –COOH, phá vỡ cân bằng áp suất thẩm thấu, hoặc tạo phức với axit nucleic dẫn đến làm thay đổi cấu trúc DNA của tế bào vi sinh vật;
- Tác động gián tiếp lên phân tử DNA bằng cách tăng số lượng các gốc tự do làm giảm hoạt tính của các hợp chất chứa ôxy hoạt động, làm rối loạn các quá trình ôxy hóa cũng như phosphoryl hóa trong tế bào vi khuẩn.
- Ức chế quá trình vận chuyển các ion Na+ và Сa2+ qua màng tế bào.
Ngoài ra, một số nhà khoa học còn cho rằng ion bạc có khả năng vô hiệu hóa các loài virut gây bệnh đậu mùa, bệnh cúm A-1, B, adenovirus và HIV, cho hiệu quả điều trị tốt đối với các bệnh virut Marburg, virut bệnh đường ruột (enteritis)  và virut bệnh chó dại. Tuy nhiên, để có thể vô hiệu hóa hoàn toàn virut bacteriophag đường ruột N163, virut Koksaki serotyp A-5, A-7, A-14 cần đến nồng độ bạc cao hơn (0.5 – 5.0 mg/lít) so với trường hợp xử lý Escherichia, Salmonella, Shigellia và các loài virut đường ruột khác (0.1 – 0.2 mg/lít).

Nano bạc thể hiện mạnh mẽ khả năng diệt nấm: tại nồng độ 0.1mg/lít, với mật độ 105 tế bào/lít, nấm Candida albicans có thể bị vô hiệu hóa hoàn toàn sau 30 phút tiếp xúc.

        Trong khi cơ chế tác dụng của các ion bạc lên vi sinh vật vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều có một quan điểm thống nhất rằng (1) chúng phá hủy chức năng hô hấp, hoặc (2) phá hủy chức năng của thành tế bào, hoặc (3) liên kết với DNA của tế bào vi sinh vật và ức chế chức năng sao chép của chúng.

Cơ chế diệt khuẩn của nano bạc (phần 1)

Nguyên tố bạc có khả năng tiêu diệt phổ rộng các loài vi sinh vật gây bệnh, nhưng đồng thời là một chất kháng khuẩn thân môi trường, bởi vì không gây tác dụng độc hại đối với cơ thể con người và động vật nếu được sử dụng với liều lượng phù hợp cho việc khử trùng.
            Hiện nay tồn tại một số quan điểm giải thích cơ chế diệt khuẩn của bạc được nhiều người ủng hộ. Các quan điểm đó chủ yếu dựa trên sự tương tác tĩnh điện giữa ion bạc mang điện tích dương và bề mặt tế bào vi khuẩn mang điện tích âm và trên sự vô hiệu hóa nhóm thiol trong enzym vận chuyển ôxy, hoặc trên sự tương tác của ion bạc với DNA dẫn đến sự đime hóa pyridin và cản trở quá trình sao chép DNA của tế bào vi khuẩn. Các nhà khoa học thuộc hãng INOVATION Hàn Quốc cho rằng bạc tác dụng trực tiếp lên màng bảo vệ của tế bào vi khuẩn. Màng này là một cấu trúc gồm các glycoprotein được liên kết với nhau bằng cầu nối axit amin để tạo độ cứng cho màng. Các ion bạc vừa mới được giải phóng ra từ bề mặt các hạt nano bạc tương tác với các nhóm peptidoglican và ức chế khả năng vận chuyển oxy của chúng vào bên trong tế bào, dẫn đến làm tê liệt vi khuẩn. Nếu các ion bạc được lấy ra khỏi tế bào ngay sau đó, khả năng hoạt động của vi khuẩn có thể lại được phục hồi. Các tế bào động vật cấp cao có lớp màng bảo vệ hoàn toàn khác so với tế bào vi sinh vật. Chúng có hai lớp lipoprotein giàu liên kết đôi có khả năng cho điện tử do đó không cho phép các ion bạc xâm nhập, vì vậy chúng không bị tổn thương khi tiếp xúc với các ion bạc.
 Cơ chế tác động của các ion bạc lên vi khuẩn được các nhà khoa học Trung Quốc làm việc trong hãng ANSON mô tả như sau: khi ion Ag+ tương tác với lớp màng của tế bào vi khuẩn gây bệnh nó sẽ phản ứng với nhóm sunphohydril –SH của phân tử enzym vận chuyển oxy và vô hiệu hóa enzym này dẫn đến ức chế quá trình hô hấp của tế bào vi khuẩn. 
          Ngoài ra, các ion bạc còn có khả năng ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn bằng cách sản sinh ra ôxy nguyên tử siêu hoạt tính trên bề mặt của hạt nano bạc: 
2Ag+  +  O-2  -->  2Ag0  +  O0




By: nanophuckhang.com

Cơ chế tác động đặc biệt của nano bạc lên vết thương

Bạc là một nguyên tố có hoạt tính kháng khuẩn tự nhiên mạnh nhất được tìm thấy trên trái đất. Kể từ cuối thế kỷ 19 các nhà y học đã sử dụng hết sức rộng rãi các chế phẩm keo bạc dưới dạng kim loại hoặc ôxit (Colargol hoặc Protargol). Dưới dạng thuốc tiêm ven - keo bạc đã được sử dụng để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm phế quản, các bệnh đường hô hấp, cúm, viêm phổi, các vết thương có mủ; dưới dạng uống - các bệnh đường tiêu hóa, loét dạ dày; dưới dạng ngoài da - các vết thương có mủ, hoại tử, da liễu, bỏng, mụn nhọt; một số bệnh khác như giang mai, hủi, đau mắt, viêm màng não, tiền đình... Đối với các bệnh viêm phổi do nhiễm staphylococcus, streptococcus, klebiella và nấm người ta thậm chí đã từng cho bệnh nhân uống dung dịch keo bạc, bởi vì các bệnh phổi này thực tế không điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh bình thường.

Ở dạng nano hoạt tính này còn tăng lên gấp bội, vì vậy khi công nghệ nano được phát triển các nhà khoa học đã sớm tìm đến hướng nghiên cứu chế tạo nano bạc phục vụ cho mục đích khử trùng. Nano bạc được đặc biệt quan tâm áp dụng trong y học chủ yếu nhờ có năng lượng bề mặt rất lớn nên khi tiếp xúc với môi trường có nước chúng được xem như một “kho chứa” có khả năng giải phóng từ từ các ion bạc vào dung dịch, nhờ tác dụng khử trùng được kéo dài. Khi được pha trộn vào kem bôi nano bạc thể hiện chức năng của một tác nhân chống viêm nhiễm và diệt khuẩn phổ rộng bằng cách phá hủy các chức năng của màng tế bào vi khuẩn.

Tác dụng diệt khuẩn của nano bạc dựa trên một số cơ chế đã biết như tương tác tĩnh điện giữa ion bạc và bề mặt màng tế bào vi khuẩn, ức chế quá trình vận chuyển oxy qua màng tế bào, hoặc tương tác giữa ion bạc với DNA gây ra phản ứng đime hóa pyridin làm cản trở quá trình sao chép, dẫn đến ức chế tế bào vi khuẩn phát triển. Với cơ chế tác dụng đa dạng như vậy vi khuẩn không có khả năng tạo ra đề kháng để chống lại. Khả năng diệt khuẩn của ion bạc không dựa trên bản chất bệnh lý do vi khuẩn gây ra như là đối với các chất kháng sinh, mà dựa trên cơ chế tác dụng lên cấu trúc tế bào. Bất cứ tế bào nào không có màng bảo vệ bền vững về hóa học (vi khuẩn và virut thuộc cấu trúc loại này) đều chịu tác động của bạc. Các tế bào động vật máu nóng có cấu trúc màng hoàn toàn khác, với 2 lớp lipid giàu các liên kết đôi (cho điện tử) bao quanh, nên các ion bạc được giải phóng ra từ “kho chứa” dễ dàng bị vô hiệu hóa.

Nano bạc có khả năng hết sức đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị vết thương. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phục hồi tổn thương luôn diễn ra với sự có mặt của một số chất kích thích phân bào (cytokin) với chức năng khác nhau như chất cytokin “yếu tố tăng trưởng biến đổi” TGF-β(transformation growth factor - β), interleukin IL-6, IL-10, interferon IFN-g, VEGF (yếu tố tăng trưởng huyết quản nội mô) v.v... Các cytokin này có vai trò quan trọng trong các quá trình khơi mào phản ứng, duy trì hiện trạng và điều tiết các phản ứng xảy ra sau khi xuất hiện tổn thương. Chính các cytokin này là nguyên nhân làm thay đổi chất lượng điều trị vết thương theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi. Chẳng hạn, trên các sẹo lồi hoặc sẹo siêu dinh dưỡng người ta phát hiện ra rằng hàm lượng cytokin TGF-β đều gia tăng đáng kể, trong khi đó trên các tổn thương không để lại sẹo thì người ta lại tìm thấy hàm lượng yếu tố này giảm hẳn. Như vậy, nếu chúng ta tìm được tác nhân có khả năng ức chế yếu tố TGF-β thì chúng ta có thể kiểm soát được phản ứng viêm và hình thành sẹo trong quá trình điều trị vết thương. Tác nhân đó chính là nano bạc.

Interleukin IL-6 là một cytokin kích thích mạnh sự phát triển của các nguyên bào sợi cần thiết cho sự phục hồi của vết thương. Do đó nếu hàm lượng IL-6 trong vết thương tăng lên quá mức, thì sau khi điều trị sẽ để lại sẹo lồi. Có nghĩa là nếu sự hiện diện của IL-6 được hạn chế, thì quá trình lành vết thương không để lại sẹo. Mặt khác, interleukin IL-10 là một cytokin hỗ trợ viêm (pro-inflamation) rất cần thiết cho giai đoạn đầu của quá trình phục hồi vết thương (đặc biệt là vết thương bỏng) nhằm chống lại tác dụng của vi khuẩn, nhưng tại giai đoạn cuối cytokin này phải được ức chế. Các đòi hỏi này đối với IL-6 và IL-10 đều được nano bạc đáp ứng.

Cytokin IFN-g do các tế bào lympho T và đại thực bào sản sinh ra, giữ vai trò quan trọng trong việc tái tạo mô của vết thương. Cụ thể là khi hàm lượng IFN-g trong vết thương tăng lên, thì quá trình sản sinh colagen bị chậm lại trong khi lượng men phân giải collagen tăng, dẫn đến sự suy giảm tốc độ co rút của diện tích vết thương. Nói cách khác là, khi lượng IFN-g tăng lên, thì tốc độ hình thành lớp colagen trên vết thương bị chậm lại, nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi để ngăn chặn nguy cơ tạo sẹo lồi. Các tính chất này được các nhà y học điều trị rất quan tâm nghiên cứu để xử lý các tổn thương sẹo lồi hoặc tổn thương siêu dinh dưỡng. Đòi hỏi này đối với cytokin IFN-g cũng được nano bạc đáp ứng đầy đủ.

Những ưu điểm đã trình bày ở trên của nano bạc đã định hướng cho chúng tôi nghiên cứu và chế tạo thành công sản phẩm kem bôi chứa nano bạc với những tính năng như sau:
- Tiêu diệt dễ dàng các loài vi khuẩn, vi rút, bào tử, nấm; các vi sinh vật này không có khả năng đề kháng chống lại tác dụng của chế phẩm; 
-  Điều trị với hiệu quả cao các vết bỏng, vết thương nhiễm trùng, mụn nhọt trên da, hắc lào, nước ăn chân, các vết loét khó lành do nằm lâu một chỗ, các vết loét dinh dưỡng do bệnh tiểu đường;
-  Không có phản ứng phụ;
- Thời hạn sử dụng 3 năm;



                                                                                                                    By phuckhanggreentech.com

         

Tác dụng của nano bạc lên cơ thể con người

 Tác dụng của ion bạc lên tế bào động vật cấp cao luôn được quan tâm đặc biệt. Người ta phát hiện ra rằng khi ủ các tế bào não của chuột và các tế bào vi sinh vật vào dung dịch có ion bạc hình thái của hồng cầu và bạch cầu hoàn toàn không thay đổi, trong khi các tế bào vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn. Các tế bào chuột dưới tác động của ion bạc chuyển thành dạng hình cầu nhưng không bị phá hủy và thành của tế bào giữ nguyên dạng. Các tế bào não chuột này sau đó sinh sản bình thường và cấu trúc tế bào cũng như khả năng sinh sản vẫn được giữ nguyên.
Tổ chức Y tế thế giới [Silver safety data. http://eng.nano composite.net zboard/ June 2006] đã xác định liều lượng bạc tối đa không gây ảnh hưởng đối với sức khỏe con người là 10g (nếu quá trình hấp thụ diễn ra trong suốt cuộc đời). Nghĩa là, nếu một người trong toàn bộ cuộc đời của mình (70 tuổi) ăn và uống vào 10g bạc, đảm bảo không có vấn đề gì về sức khỏe. Trên cơ sở đó EPA của Mỹ đã xác lập tiêu chuẩn tối đa cho phép của bạc trong nước uống của Mỹ là 0.1mg/lít, trong khi Cộng đồng châu Âu áp dụng tiêu chuẩn tối đa cho phép là 0.01mg/lít và tại LB Nga là 0.05mg/lít.
        Nhằm đánh giá độc tính của bạc, năm 1991 EPA của Mỹ đưa ra khái niệm liều chuẩn RfD (reference dose - là lượng bạc được phép hấp thụ mỗi ngày mà không tác động xấu cho sức khỏe trong suốt cuộc đời). Liều chuẩn được EPA chấp nhận là 5 mg/kg/ngày. Như vậy, một người có trọng lượng 70kg được phép tiếp nhận vào người tối đa 350 mg bạc mỗi ngày. Nồng độ bạc tối đa cho phép trong nước uống của Mỹ là 100 mg/lít (EPA 1991). Nếu mỗi ngày uống 2 lít nước thì con người nhận vào 200 mg bạc, các loại thực phẩm ăn vào mỗi ngày chiếm trung bình 90 mg và phần còn lại dành cho các trường hợp khác là không quá 60 mg.
         Bạc là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự hoạt động của các tuyến nội tiết, não và gan, tuy nhiên với nồng độ cho phép không được vượt quá 0.05mg/lít dịch cơ thể. Theo số liệu của tác giả [Вайнар А. И. Биологическая роль микроэлементов в организме животных и человека. М. Медиздат., 1960], khẩu phần cho người mỗi ngày trung bình 80mg ion bạc. Tổng hàm lượng bạc trong cơ thể người và động vật được xác định là 0.2mg/kg trọng lượng khô, trong đó não, các tuyến nội tiết, gan, thận và xương chứa hàm lượng cao nhẩt. Khi có mặt ion bạc cường độ phosphoryl hóa ôxy hóa trong các ty thể não cũng như hàm lượng axit nucleic tăng lên đáng kể giúp cải thiện chức năng não. Khi ngâm các mô khác nhau vào dung dịch sinh lý có nồng độ ion bạc 0.001mg/lít mức độ hấp thụ oxy của mô não tăng 24%, cơ tim - 20%, gan - 36%, thận - 25%. Nhưng nếu tăng nồng độ Ag+ lên 0.01mg/lít thì mức độ hấp thụ ôxy của các mô đó giảm xuống rõ ràng. Điều đó chứng tỏ các ion bạc đã tham gia vào việc điều chỉnh quá trình trao đổi năng lượng. 
         Брызгунов В.С. và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng đối với bệnh nhân được cho uống nước ion bạc điện hóa thay nước uống với nồng độ 30 - 50 mg/lít trong thời gian 7 - 8 năm, trong đó cho thấy hiện tượng tích tụ bạc dưới da làm cho da bệnh nhân có màu xám (bệnh argiria), hậu quả của quá trình khử quang hóa của các ion bạc. Tuy nhiên tác giả đã không phát hiện được ở các bệnh nhân này bất kỳ thay đổi nào về chức năng của các cơ quan nội tạng, không những thế các bệnh nhân còn thể hiện tính đề kháng đối với nhiều loại vi khuẩn và virut.
Bạc là thành phần không thể thiếu được của mô người: tồn tại với số lượng lớn trong não, trong nhân tế bào thần kinh, trong các hạch của hệ nội tiết, trong võng mạc mắt và trong xương.
·        Bạc không tạo ra các hợp chất độc hại trong cơ thể
·        Không gây ra các biến đổi bệnh lý
·        Không cho phép vi khuẩn thích nghi.
            Các dung dịch nano bạc, là tác nhân hỗ trợ hệ miễn dịch, đã được xác nhận là có thể sử dụng hàng ngày một cách an toàn, không độc hại và không tạo phản ứng phụ nếu tuân theo chỉ định. Hàng trăm thí nghiệm đã được thực hiện trên các dung dịch nano bạc tại Mỹ cũng như tại các phòng thí nghiệm và trường Đại học nổi tiếng trên thế giới. Kết quả thu được khẳng định rằng nano bạc cực kỳ hiệu quả trong việc tiêu diệt các loài vi khuẩn, virut và bào tử nẩm, nhưng không độc hại đối với tế bào cơ thể. 


            Mới đây các nhà nghiên cứu của Ấn Độ cho biết họ đã tìm ra chất thay thế aspirin và các chất chống tập hợp khác từng được sử dụng rộng rãi trong việc phòng ngừa sự hình thành huyết khối ở những người mắc các bệnh tim mạch và não mạch. Đó là nano bạc. Bằng thực nghiệm các tác giả đã chứng minh rằng nano bạc giữ các tế bào máu hình tấm dẹt (platelet) ở trạng thái không hoạt động và cho thấy khi đưa một lượng nhỏ dung dịch nano bạc vào máu của chuột, sự hình thành huyết khối giảm 40% mà không gây ra bất kỳ hiệu ứng phụ nào.
Các nghiên cứu của Elechiguera đưa ra kết luận rằng các hạt nano bạc có kích thước ≤ 10 nm có khoảng cách tâm-đến-tâm giữa chúng trùng với khoảng cách giữa các đỉnh nhô (knobs) của phân tử glycoprotein (gp120) có chứa các nhóm sunphohydryl trên bề mặt con virut HIV. Chính các đỉnh chóp mang điện tích âm này sẽ gắn kết với các hạt nano bạc có khoảng cách tâm-đến-tâm tương đương. Nhờ tương tác đó nano bạc có thể cản trở virut HIV tiếp cận với tế bào chủ qua thụ quan CD4, mà các tác giả đã chứng minh được bằng thí nghiệm in vitro.

Kiểm nghiệm khả năng diệt khuẩn của nano bạc

Từ lâu loài người đã biết đến tác dụng sát khuẩn mạnh của bạc, những chén bát, thìa nĩa, nồi niêu của người La Mã cổ, của các vua chúa phong kiến và ngay cả chiếc bi đông nhôm tráng bạc của anh chiến sĩ giải phóng đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên tác dụng này không được ứng dụng rộng rãi vì nếu dùng bạc khối hay phủ bạc khối cũng là quá đắt...





                                                                                                                            By nanophuckhang.com

Những ứng dụng của nano bạc trong đời sống


Sản phẩm (dung dịch nano bạc PK500) được sử dụng cho mục đích khử trùng, khử mùi. Nó có khả năng diệt các loài vi khuẩn, virut và nấm mốc, kể cả vi khuẩn kháng thuốc do chúng không có khả năng đề kháng chống lại tác dụng của nano bạc. Nano bạc không gây kích ứng, an toàn và có hiệu quả tác dụng cao, đồng thời có khả năng chữa trị mau lành các vết thương hở, vết bỏng hoặc các vết loét khó lành do bệnh tiểu đường hoặc do nằm bất động lâu ngày tạo ra.  

 Ứng dụng của sản phẩm

Dung dịch nano bạc PK500 này được sử dụng làm nguyên liệu cho các sản phẩm có tác dụng khử trùng, khử mùi, làm lành nhanh các vết thương hở, như:
1.   Sản xuất ra các dạng dung dịch, gel để khử trùng, khử mùi môi trường, dụng cụ dùng ở những nơi công cộng, trên cơ thể và trong sinh hoạt gia đình.
2.   Ứng dụng trong y tế: để tạo ra các sản phẩm có tính năng khử trùng, diệt vi khuẩn, diệt nấm, diệt virut, làm lành nhanh các vết thương hở ở dạng dung dịch, kem và dạng bông băng gạc. Kết quả là rút ngắn thời gian liền sẹo, nano bạc có khả năng kháng khuẩn, kháng virut cao trong điều trị tại chỗ các tổn thương.
3.  Ứng dụng trong công nghiệp mỹ phẩm: sử dụng làm hoạt chất khử trùng, khử mùi, kháng nấm trong các sản phẩm gia dụng ở dạng dung dịch, gel (như bổ sung vào các dạng sữa rửa mặt, sữa tắm, rửa tay, dầu gội trị gàu, trị nấm, dung dịch vệ sinh, nước súc miệng, kem trị mụn, nấm,...).
4. Ứng dụng trong ngành công nghiệp dệt, may mặc, quần áo: tạo ra các loại vải, khăn, tất,... có tính năng tự khử trùng bằng cách cố định các hạt nano bạc vào vải, khăn, tất,...
5.  Ứng dụng trong chăn nuôi công nghiệp: tạo ra dạng dung dịch hoặc kem để làm sạch môi trường, vật dụng trong chăn nuôi, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, chữa lành vết thương cho động vật.
6.   Ứng dụng trong trồng trọt: dung dịch nano bạc được ứng dụng để diệt các loại vi khuẩn, nấm gây hại cho cây trồng.
7.    Ứng dụng trong bảo quản nông sản: dung dịch nano bạc được ứng dụng trong bảo quản các loại rau củ quả sau thu hoạch với công dụng diệt các loại vi khuẩn và nấm, gia tăng hạn sử dụng rau củ quả sau thu hoạch.
8.   Khử trùng bể bơi, bể cá,...: sử dụng làm chất kháng khuẩn cho bể bơi công cộng và tư nhân, bể cá,... ngăn chặn sự phát triển của tảo và nấm.